Dự thảo Luật Việc làm: Người lao động sẽ không được trợ cấp thất nghiệp khi bị sa thải

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang lấy ý kiến của người dân có thêm quy định người lao động bị sa thải hoặc bị buộc thôi việc không được nhận trợ cấp thất nghiệp dù bảo hiểm thất nghiệp được trích từ chính tiền lương của họ.

Theo bản dự thảo được các Đại biểu Quốc hội bàn thảo hồi cuối tháng 11, người lao động bị sa thải theo pháp luật về lao động hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Luật Việc làm 2013 quy định người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa bằng 1% tiền lương tháng; người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Quy định về mức đóng bảo hiểm này vẫn được giữ nguyên trong dự thảo mới.

Một nhân viên kế toán của một công ty tư nhân ở Hà Nội cho rằng việc người lao động bị sa thải nhưng không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp do chính mình đóng là chuyện bất hợp lý. Bà nói với RFA trong điều kiện ẩn danh vì lý do an toàn:

Nếu không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp, tôi có thể sử dụng số tiền đó gửi tiết kiệm và sử dụng khi khó khăn như mất việc làm.”

Một luật sư trong nước cũng không nêu danh tính để bình luận thoải mái cho biết, theo Bộ luật Lao động năm 2019, ngoài những hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật hoặc gây hại cho người sử dụng lao động, người lao động có thể bị sa thải vì vi phạm nội quy lao động hoặc lỗi vi phạm hành chính.

Theo ông, nếu chỉ vì những hành vi không nghiêm trọng mà người lao động lại bị tước quyền hưởng trợ cấp thất nghiệp thì sẽ không phù hợp cả về lý và về tình, gây khó khăn khi họ đã bị mất việc làm kèm theo mất thu nhập.

Nhà hoạt động công đoàn Nguyễn Tiến Trung từ Đức nói rằng quy định mới là trò lập lờ đánh lận con đen, vì tiền của người lao động đóng vào chứ có phải của Đảng Cộng sản cho người lao động đâu mà họ có quyền tước đoạt!”. Ông nói: 

Theo tôi, quy định mới người lao động bị sa thải không được nhận trợ cấp thất nghiệp nhằm mục đích ngăn công nhân đình công tự pháthoặc tham gia nghiệp đoàn độc lập.

Những công nhân làm như vậy bị sa thải và sẽ không có lương, đó là một cách để khống chế người lao động.”