Nghị định 168 sau hơn hai tuần áp dụng đã gây ra nhiều bất ổn xã hội. Các thành phố lớn kẹt xe khắp nơi, người dân bực bội khi mưa to, nắng gắt mà kẹt xe vẫn kéo dài hàng giờ.
Những bất ổn xã hội xuất phát từ Nghị định 168
Nhiều tài xế xe công nghệ, shipper đã phải tắt ứng dụng, nghỉ làm, vì tình trạng kẹt xe, tắc đường kéo dài. Ngoài ra, mức xử phạt vi phạm giao thông tăng quá cao cũng là nỗi ám ảnh đối với họ.
Các công ty kinh doanh vận tải hàng hóa hay hành khách cũng chịu cùng cảnh ngộ vì chi phí tăng cao do kẹt xe. Ngoài mức phạt quá cao theo Nghị định 168, việc cấm tài xế chạy xe quá bốn tiếng cũng ảnh hưởng không ít đến các công ty này.
Dân cư lên án chính quyền khắp nơi, kể cả trên mạng xã hội lẫn ngoài đường. Họ phẫn nộ với tính tàn bạo, coi người dân như kẻ thù của lực lượng công an.
-Một người dân Hà Nội
“Đùng một cái chúng ta thấy cái Nghị định 168 được đưa ra một cách bất ngờ, như một cú sấm sét của nhà cai trị giáng xuống đầu người dân. Ở mức xử phạt quá cao, quá tàn nhẫn, vượt xa thu nhập của người dân thì nó không còn tí nào gọi là nhân văn nữa, mà đó là sự tàn bạo.” – Một người dân sinh sống ở Hà Nội không muốn nêu tên vì lý do an ninh, nói với RFA.
Theo người dân này, tuy mức phạt cao đã làm cho người dân sợ hãi không còn dám vi phạm nữa. Nhưng lại không hề có tác dụng làm giảm tắc nghẽn giao thông.
“Dân cư lên án chính quyền khắp nơi, kể cả trên mạng xã hội lẫn ngoài đường. Họ phẫn nộ với tính tàn bạo, coi người dân như kẻ thù của lực lượng công an.”– Người dân này nói thêm.
Đối với các nước dân chủ, việc phân chia quyền lực luôn đóng vai trò quan trọng, nhằm ngăn ngừa lạm dụng quyền lực. Cơ quan lập pháp soạn luật và cơ quan hành pháp sẽ thực thi. Tuy nhiên điều này không có ở các nước cộng sản với một đảng lãnh đạo như Việt Nam.
——————————-
Nghị định 168: Tính toán sai lầm của ông Tô Lâm
Nghị định 168: Những hệ quả tai hại
Nghị định 168: Luật sư chỉ ra những điều bất hợp lý
Người dân: Mức phạt theo Nghị định 168 là “bóc lột”
Nghị định 168 có hiệu lực chỉ năm ngày sau khi ban hành: gấp gáp như phục kích người dân
Nghị định 168 và 176: Chính phủ ca ngợi, người dân ca thán
——————————
Thể chế chính trị là mầm mống của những chính sách bất cập?
Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam 2013 khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam lên nhà nước và xã hội. Do đó, các quyết sách quan trọng đều do Bộ Chính trị của đảng Cộng sản chỉ đạo. Việc soạn thảo luật pháp được giao các bộ-ngành đảm nhiệm, rồi Quốc hội hay Chính phủ sẽ thông qua theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.
Trong quá khứ, với sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản, Việt Nam đã có rất nhiều chính sách sai lầm, để lại hậu quả tới hàng chục năm sau như: cải cách ruộng đất 1953-1954, phong trào hợp tác xã, cải tạo công thương nghiệp, tiến hành đổi tiền nhiều lần, chính sách ngăn sông cấm chợ…
Cho đến sau này, thất bại chính sách gây ảnh hưởng nặng nề là chính sách tăng trưởng nóng vội trong những năm 2010, thành lập các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước, như “những quả đấm thép” trụ cột của nền kinh tế theo kiểu Hàn Quốc, Nhật Bản… với hy vọng thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng đã làm thiệt hại về kinh tế rất nặng nề, mức lạm phát năm 2011 đã lên tới 18,13%, vỡ bong bóng bất động sản, khủng hoảng hệ thống ngân hàng tài chính…
Tất cả phải ‘nhờ trời’ có bên trên sáng suốt nhận sai và sửa sai hay ai cũng có quyền lên tiếng? Người dân bị thiệt hại có được kiện tụng thông qua toà án để huỷ bỏ những chính sách sai và nhận đền bù không?
– Tiến sĩ Thủy Nguyễn
Theo Tiến sĩ Thủy Nguyễn thì“chính quyền nào cũng có thể đưa ra chính sách sai, bất kể thuộc thể chế chính trị nào”. Nhưng theo bà “điều khác biệt căn bản” nằm ở chỗ “thể chế chính trị nào có các cơ chế kiềm chế và phản hồi tốt để giúp chính quyền bớt sai, hoặc khi đã ban hành chính sách sai lầm rồi thì sửa sai nhanh hơn.”
Ở Việt Nam nơi môi trường thông tin bị kiểm soát ngặt nghèo, báo chí và truyền hình đều nằm dưới sự điều khiến của nhà nước, đã khiến các nỗ lực phản biện và giám sát không có môi trường để tồn tại.
Bản thân đảng Cộng sản cũng không có những cơ chế nội bộ để các nhánh quyền lực kiềm chế lẫn nhau. Do quyền lực của Bộ Chính trị và Tổng Bí thư là tối thượng.
“Thể chế đó có cho phép minh bạch hoá quy trình ra chính sách không? Có buộc các bên ra chính sách phải đối mặt với nhiều thử thách phản biện, và phải chịu trách nhiệm khi sai không?” – Tiến sĩ Thủy Nguyễn nói thêm. Tiến sĩ Thủy Nguyễn cũng đặt câu hỏi về việc ngay cả khi đã thấy sai lầm, thì phản ứng của thể chế chính trị ra sao:
“Tất cả phải ‘nhờ trời’ có bên trên sáng suốt nhận sai và sửa sai hay ai cũng có quyền lên tiếng? Người dân bị thiệt hại có được kiện tụng thông qua toà án để huỷ bỏ những chính sách sai và nhận đền bù không?” – Tiến sĩ Thủy Nguyễn nói thêm.
Nhà nước từ trước tới nay vẫn duy trì chính sách đàn áp hà khắc đối với những tiếng nói bất đồng.
Theo số liệu do tổ chức Theo dõi Nhân quyền và tổ chức Ủy ban Bảo vệ Ký giả công bố hôm 16 tháng 1 năm 2025, chính quyền Việt Nam đang giam giữ 170 người bất đồng chính kiến trong các nhà tù.
Liên quan đến nghị định 168, nhà nước cũng đã bắt đầu trừng phạt những tiến nói phản đối chính sách này.
Tác động của Nghị định 168 đối với nhận thức chính trị của người dân?
“Người dân có thể thấy ngay là một chính sách có thể tác động lớn lao đến cuộc sống của họ như thế nào?” – Tiến sĩ Thủy Nguyễn từ Đại học Oregon, Hoa Kỳ nhận định.
Từ khi nghị định trên được đưa vào thi hành, làn sóng phẫn nộ của người dân đã được thể hiện rõ trên các nền tảng mạng xã hội.
Đã có những ý kiến cho rằng đây là chính sách nhằm để “bóc lột”, “tận thu”, vốn là những từ ngữ được chính đảng Cộng sản dùng để miêu tả chế độ thực dân Pháp.
Nhưng theo Tiến sĩ Thủy Nguyễn rất khó để người dân nhìn thấy chính hậu quả của Nghị định 168, như việc đứng chôn chân giữa điểm kẹt xe, là hệ quả trực tiếp của việc các quyền tự do bị kiểm soát.
Chuyện bức xúc do kẹt xe, do dang nắng… thì ai cũng kêu ca. Nhưng nếu nói đây là một ngòi nổ để phá vỡ, trở thành cuộc cách mạng màu như các nước Trung Đông hay Mỹ Latin, thì sẽ không có trường hợp đó.
-Nhà quan sát chính trị ở Sài Gòn
Với những bất cập của Nghị định 168, một nhà quan sát ở miền Trung Việt Nam không muốn nêu tên vì lý do an ninh cho rằng, nếu văn bản quy phạm pháp luật có những điều khoản chế tài bất cập, thiếu đồng bộ, nặng về xử phạt hơn là mang tính răn đe, giáo dục thì khi áp dụng sẽ làm xã hội rối ren, người ta thực hiện sẽ theo cách đối phó hơn là tự giác chấp hành, như Nghị định 168 chẳng hạn.
“Cụ Nguyễn Trãi từng viết trong thiên cổ hùng văn ‘Bình Ngô đại cáo’ rằng: ‘Việc nhân nghĩa cốt để yên dân’. Như vậy có nghĩa là làm cho lòng dân không yên thì nhà cầm quyền bất nghĩa!” – Nhà quan sát ở miền Trung nói thêm.
Liệu những bức xúc ngày càng tăng của người dân đối với Nghị định 168, khi giờ đây cơ quan chức năng Việt Nam đã xác định đối đầu với dân chúng bằng tuyên bố “Nghị định 168 – Chỉ bàn tiến, không bàn lùi!” sẽ làm “giọt nước tràn ly”?
“Chuyện bức xúc do kẹt xe, do dang nắng… thì ai cũng kêu ca. Nhưng nếu nói đây là một ngòi nổ để phá vỡ, trở thành cuộc cách mạng màu như các nước Trung Đông hay Mỹ Latin, thì sẽ không có trường hợp đó. Vì người dân Việt Nam rất hiền, rất cam chịu, rồi từ từ mọi chuyện sẽ xong.”– Nhà quan sát chính trị ở Sài Gòn nói.